Văn hóa thủ tục trong đám tang người Việt tùy theo vùng miền mà có nhiều khác biệt, góc nhìn Thuật Số tổng hợp những điều cần tránh và để hệ thống những kiến thức mệnh lý, phong thủy nhằm “công khai” rõ để tiện việc tra cứu, tránh nghe lời “thầy” / “cô” khi tang gia bối rối mục đích tránh đáng tiếc những sai sót không đáng có. Bài viết Văn hóa ứng dụng thuật số trong đám tang giúp hệ thống những điều quan trọng mà con người chúng ta có thể chọn / thay đổi để cho “an tâm”; tránh ảnh hưởng tâm lý; đã không tin truyền thống thì thôi – nhưng khi bạn đã tin thì phải làm cho “đúng”.

(Lưu ý cảnh báo quan trọng rằng góc nhìn dùng từ ngữ Văn hóa chỉ là một cách diễn đạt khi viết bài blog này – góc nhìn Thuật số không có bất cứ mục đích cá nhân vụ lợi hay đại diện cho bất cứ ai – và bài viết cũng không có mục đích quy chụp hai từ “văn hóa”; mong người đọc hiểu rõ giúp góc nhìn Thuật Số. Xin cảm ơn!)

  1. Khi một người thân mất thì có ba yếu tố khá quan trọng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thuật số hay những thứ mà ông bà xưa nói cần tránh; tiếc là ông bà người lớn có tiếng nói gia đình lại phải hỏi ý kiến ông “thầy” hoặc” bà cô” bên ngoài gia đình; mà đã là người thì sẽ có sai sót; sinh – tử là chuyện quan trọng rất sức cẩn trọng.
  2. Thủ tục trong đám tang thì khởi sự giờ Liệm (nghi thức đặt người mất vào quan tài) – Động Quan (nghi thức di chuyển quan tài ra khỏi nhà) – Chôn cất (đặt quan tài xuống mặt đất hoặc giờ làm lễ trước khi thiêu) quan trọng nhất. Lý thuyết chọn giờ cho ba việc này rất đơn giản áp dụng đúng cho tất cả mọi người; bạn đọc chỉ cần chọn khung giờ khác những khung giờ như sau: Dần (3 đến 5 giờ sáng) – Thân (từ 15 đến 17 giờ chiều) – Tỵ (từ 9 đến 11 giờ sáng) – Hợi (từ 21 đến 23 giờ khuya); bạn chỉ cần tránh những khung giờ trên là hầu như không cần hỏi thầy / cô nào khác; nếu người nào kể cả thầy tu mà chọn trùng vào những khung giờ trên thì bạn hãy hết sức “cẩn trọng”; bạn và gia đình đặt hết niềm tin vào người khác nhưng chưa chắc họ chính xác – hãy nhớ lấy thông tin quan trọng này.
  3. Thuật số giải quyết vấn đề khởi sự “Liệm” và “Chôn / hạ quan tài” dựa theo kinh nghiệm ứng dụng thuật số đó là tránh giờ trùng tan liên táng. Lý thuyết chi tiết cách tính của trùng tang liên táng như sau:
    Văn hóa ứng dụng thuật số trong đám tang

    Cách tính giờ trùng tang liên táng

    Cuộc sống luôn thay đổi; có nhiều việc không theo như ý mình; đặt biệt ở những thành phố lớn thì đa phần chúng ta phải hỏa táng người mất sau đó đặt cốt tại chùa. Vì vậy rất khó để bạn chọn chính xác khung giờ hỏa táng cho người mất vì đơn giản giờ làm lễ và hỏa thiêu sẽ trải dài ví dụ như giờ Thìn kéo sang giờ Tỵ và khi quan tài đã hạ xuống thì quan tài sẽ sắp hàng chờ vào lò thiêu thực tế là vậy 😕  đây là thông tin quan trọng bạn cần biết; nhưng chắc chắn bạn sẽ chọn được khung giờ để hỏa táng; thay vì chọn buổi sáng – bạn có thể chọn buổi trưa / chiều.

  4.  Khá nhiều người có quan niệm sai: đó là khoảng thời gian liệm – động quan thường yêu cầu người thân kị tuổi phải tránh xa; ở đây có vấn đề mà chúng ta đã không thống nhất từ đầu; mỗi ông thầy + cô tự nói theo ý mình; tam sao thất bản nhiều khi cái sai tiếp tục là sai; góc nhìn Thuật Số nhận thấy vấn đề này nếu tin theo ông bà, truyền thống xưa giờ cứ tính tuổi tam hợp cục là chính xác nhất. Cụ thể con giáp tam hợp cục như sau:
  • Hợi Mão Mùi là tam hợp cục
  • Thân Tý Thìn là tam hợp cục
  • Dần Ngọ Tuất là tam hợp cục
  • Tỵ Dậu Sửu là tam hợp cục.

Từ lý thuyết tam hợp cục; chúng ta cần tránh người thân với người đã mất thuộc tam hợp cục trên trong thời gian “liệm” hay “động quan”. Chúng ta cũng nên tránh người có tuổi xung khắc với người mất xuất hiện gần trong thời gian “liệm” và “động quan”. Người hạp tuổi khiến người mất quyến luyến và người kị tuổi lại càng không nên – vì vậy mới có “tục” không cho người hợp / không hợp cũng vì lý do này; rất nhiều người có suy nghĩ sai lầm đó là xung khắc đem đến điều không may / chết chóc nhưng họ cũng không biết rằng “hợp cục” cũng đem lại bất lợi giống xung khắc.

5. Xả tang; tục lệ này được thực hiện ngay khi bạn đã chôn cất xong người thân trong gia đình; trong gia đình lớn có con dâu và nhiều cháu; nếu con dâu hay rể có người thân già yếu hoặc đang bệnh tật thì tốt nhất nên xả tang – tránh việc trùng nhiều đám tang sau này.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ biết được cơ bản về Văn hóa ứng dụng thuật số trong đám tang tránh việc đã làm theo thầy + bà mà lại vô tình không đúng; Thuật Số quan trọng nhất là cầu chuẩn ; kế đến là cứu mình; sau là giúp người khác.