Hỏi – Đáp những câu hỏi thường gặp. Đây chỉ là quan điểm cá nhân của người viết. Mọi góp ý vui lòng gửi email tới [email protected]
1. Hỏi: Thuật Số là gì?
Đáp: Thuật số là ngành tổng hợp bao gồm: xem mệnh lý (Bát Tự), phong thủy, xem tướng mặt, xem chỉ tay. Tất cả hững môn học của thuật số là phần ngọn. Gốc của thuật số là Dịch Học.

2. Hỏi: Nguồn gốc Thuật Số?

Đáp: Thuật Số được người phương Đông biết đến và ứng dụng từ lâu dù trải qua rất nhiều biến cố của lịch sử nhưng ngày này bộ môn học vấn vẫn còn tồn tại. Triết lý nền tảng của Thuật Số là lý thuyết Âm – Dương.

3. Hỏi: Thuật Số có chính xác và ứng dụng ra sao?

Đáp: Ứng dụng Thuật Số vào cuộc sống hiện tại có Đúng có Sai tùy thuộc phạm vi, phần lớn kinh nghiệm về Thuật Số điều dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm mà con người quan sát và kiểm chứng trong cuộc sống.  Tất cả vạn vật trong vũ trụ điều phải thay đổi hay biến đổi do thời gian, nhiệt độ và môi trường sống.

Những ứng dụng to lớn của Thuật Số ví dụ như Phong Thủy và dự đoán Vận Mệnh.

Ví dụ ở phương Tây dù khoa học kĩ thuật tiến bộ, họ cũng nghiên cứu bộ môn học vấn Thuật Số điển hình như phong thủy trong xây dựng, phương Tây đã rất khéo léo ứng dụng phong thủy theo cách riêng kết hợp Đông – Tây để xây dựng nên những trung tâm thương mại và cao ốc.

4. Hỏi: Thuật Số.com điều hành bởi ai và mục đích chính là gì?

Đáp: Người lập trang tin Thuật Số chỉ là cá nhân, mục đích tạo web Thuatso.com nhằm viết những bài liên quan đến lĩnh vực mà tác giả được học và áp dụng vào thực tế.

Quan điểm cá nhân người Sử dụng kiến thức về Thuật Số để kiếm sống với mục đích lương thiện thì Thuật Số cũng xem như một nghề lao động chân chính.

5. Hỏi: Quan điểm của tác giả về Thuật Số?

Đáp: Những lý thuyết trong Thuật Số cần nên kiểm chứng trong cuộc sống thực tế, thu nạp điều tốt ngược lại cái sai và mê tín nên tuyệt đối tránh xa.

Sử dụng Thuật Số giúp cho người khác thì phải tùy người mà giúp đỡ. Thuật Số có thể giúp người cũng có thể dùng để hại người. Thù lao có thể nhận vì đó là công sức lao động chính đáng. Tuy nhiên, người kiếm sống bằng nghề Thuật Số phải có “tâm” tốt.

6. Hỏi quan điểm cá nhân tác giá có cho rằng Thuật Số và Phật Giáo có liên quan với nhau cũng như nói Thuật Số là tiểu đạo?

Đáp: Tất cả tôn giáo (Phật Giáo, hay các tôn giáo khác) đều do các bậc vĩ nhân sáng tạo ra nhằm mục đích phục vụ con người, giúp mọi người có cuộc sống hạnh phúc không đi vào con đường sai trái. Thuật Số cũng có cùng một mục đích như các tôn giáo khác.

“Hoa Sen mọc từ bùn dơ mà không hôi tanh mùi bùn”. Thuật Số dù trải qua nhiều phong ba bão táp của thời gian và hoàn cảnh lịch sử, nhiều người đã cố gắng bao trùm nét huyền bí lên Thuật Số cũng như công kích bài trừ Thuật Số vì cho rằng tắt cả lý thuyết đều là mê tín dị đoan. Tuy nhiên vượt lên những tranh cãi , Thuật Số vẫn tồn tại và có nhiều ứng dụng to lớn cũng như câu nói “Hoa Sen từ bùn dơ”.

Tiếc rằng nhiều người học Thuật Số lại quá ít và ứng dụng không đúng khiến Thuật Số càng ngày mai một và lụi tàn.

Giống như thuyết Phật Giáo nói thời đại hiện tại là thời kỳ Mạt Pháp. Thuật Số cũng không thoát khỏi quy luật này.

7. Hỏi tác giả có mâu thuẫn khi cố gắng dung hòa giữ Phật Giáo và Thuật Số?

Đáp: Thật sự cảm nhận tác giả nhận thấy Phật Giáo và Thuật Số có những nét tương phản khiến bản thân luôn đặt các câu hỏi với chính bản thân.

Chẳng hạn  Thuyết Phật Giáo nói về quy luật Nhân – Quả tuy nhiên Bát Tự lại dự đoán vận mệnh cho con người và giúp họ thay đổi những Nhân – Quả của chính họ.

Trong cuộc sống hiện tại đúng hay sai chỉ cách nhau gang tất. Trong đúng có cái sai, trong sai có cái đúng tùy thuộc phạm vi khác nhau. Bản thân tác giả cần tìm con đường “Trung Đạo” để dung hòa Phật Giáo và Thuật Số một cách có chính kiến, rõ ràng là điều tác giả luôn cố gắng theo đổi,

Thầy Thuật Số cũng có “Nhân – Quả” riêng nên bản thân chính họ cũng có “nghiệp lực”. Đã là con người thì tất cả đều có Tham – Sân – Si. Do đó, cố gắng “tu tập” theo Phật Giáo là điều bắt buộc của người theo đuổi nghiệp Thuật Số.

Những triết lý của Phật Giáo rất to lớn và vĩ đại. Tứ Diệu ĐếBát Chánh Đạo hoàn toàn đúng và cần thiết cho người theo nghề Thuật Số

8. Hỏi Tại sao người làm nghề Thuật Số có thể giúp người khác cải vận chiêu tài nhưng bản thân mình lại không giàu có và nổi tiếng?

Đáp: Nhiều người nhầm lẫn giữ nghề Thuật Số và sự giàu có. Trong xã hội ngày nay có rất nhiều người theo đuổi nghề nghiệp Thuật Số vì đam mê, đành rằng Tài Phú luôn là thứ ảnh hưởng đến con người nhiều nhất tuy nhiên phần lớn những người nổi tiếng trong giới Thuật Số đều chọn cuộc sống bình lặng tích cực truyền dạy kiến thức và theo một Tôn Giáo nào đó.

Những bậc đại sư Thuật Số có như: Thiệu Vỹ Hoa hay Lý Cư Minh, phần lớn tài năng của họ đều được thừa nhận trong nước và cả ở các nước Phương Tây. Tuy nhiên các bậc đại sư đều nhận thức rằng chính mọi sự vật trong vũ trụ bao gồm cả con người đều thay đổi, biến đổi hay vô thường là một sự thật hay chân lý.đa phần kiến thức của những bậc đại sư đều nhằm mục đích giúp đỡ người khác và lưu truyền những kiến thức về bộ môn Thuật Số cho những người có duyên để tiếp tục truyền thừa và phát huy.

Ở Việt Nam, lịch sử đã ghi nhận nhiều người thầy nổi tiếng về Thuật Số và dịch học như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn. Cách đây 80 năm Thầy Nguyễn Văn Mì (tự là Xuân Phong) là người đầu tiên đề cập đến dịch lý học của riêng người Việt Nam.

Thầy của tác giả là một học trò của thầy Xuân Phong, thầy Hồng Tử Uyên người cả đời mình dành ra khá nhiều thời gian để nghiên cứu dịch lý học Việt Nam cũng như hành nghề Thuật Số chân chính để nuôi sống bản thân và gia đình. Ấn tượng lớn nhất đối với người viết bài là tuy nhiên cứu Thuật Số nhưng kiến thức về Phật Giáo như Mật Tông của thầy Hồng Tử Uyên lại vô cùng to lớn. Bằng chứng trên cho thấy Thuật Số và Phật Học luôn song hành.

Một nhà thầy Thuật Số nổi tiếng có thể dễ dàng truyền bá kiến thức Phật Giáo một cách rộng rãi và nhanh chóng đến nhiều người.

9. Hỏi vì sao không truy cập được một số bài viết trên Góc Nhìn Thuật Số?

Đáp: Những bài viết phải có mật khẩu để truy cập có tính riêng tư do người khác yêu cầu bảo vệ thông tin.