Một cuộc đời trên trái đất – A life on Our Planet
Góc nhìn Thuật Số đọc bài báo từ báo Tuổi Trẻ David Attenborough: A Life on Our Planet – Chăm lo cho thiên nhiên trước khi quá muộn, nội dung của chủ đề là kêu gọi tình yêu thương của con người với các sinh vật khác và bảo vệ giữ gìn môi trường trên trái đất. Tình cờ là góc nhìn Thuật Số vừa xem tài liệu này trên Netflix vài hôm trước, các bạn có thể tìm xem phim tài liệu tại Netflix (tuổi trẻ online không đề cập Netflix chắc do có nhiều nguyên nhân khác nhau). Trong những ngày này chủ đề về bảo vệ thiên nhiên đang nóng lên vì đồng bào miền trung đang chịu nhiều thiên tai do bão – lũ. Bài viết Một cuộc đời trên trái đất A life on Our Planet là nhận xét chủ quan cá nhân của góc nhìn Thuật Số.
Tác giả cũng là nhà đạo diễn David Attenborough đã dành cả cuộc đời để làm nhiều phim tài liệu về cuộc sống động vật từ rừng già đến tận đáy vực sâu đại dương, và là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất đã vận động các nguyên thủ quốc gia tại hội đồng Liên Hợp Quốc về tầm quan trọng của sự biến đổi tự nhiên ảnh hưởng đến cuộc sống mọi loài sinh vật trên trái đất.
Góc nhìn Thuật số tin mọi việc xảy ra trên đời đều theo Duyên – Hợp hay luật Nhân Quả, không thể có gì là tự nhiên; bởi vậy anh thích em không thể tự nhiên mà thích được, đều do nhiều việc dẫn đến việc này. Cơn bão hình thành thì đều do nhiều duyên khởi tạo thành: nhiệt độ cao trên bề mặt đại dương làm bốc hơi nước kết hợp với các điều kiện “thuận lợi” khác sẽ tích tụ nhiều năng lượng và biến thành bão; Trong năm Canh Tý 2020, nước Việt Nam đã gánh nhiều cơn bão từ biển đông, và không ai nói con số 9 hay con số 10 là con số cuối cùng. Mọi việc đều do duyên khởi / nhân quả tạo thành; sẽ chẵng có một đấng siêu nhiên nào có thể thay đổi sức mạnh của cơn bão; con người đứng trước thiên nhiên quá nhỏ bé.
Chúng ta không thể chọn được nơi mình sinh ra – nhưng chúng ta có thể chọn nơi chúng ta sống và an cư; nếu ai đó được sinh ra ở các thành phố lớn như Hà Nội – Hồ Chí Minh, thì là một sự may mắn vì ít ra cuộc đời chúng ta không phải đối đầu với lũ lụt – siêu bão trong mỗi năm.
Trong năm 2020, ảnh hưởng thời tiết cực đoan ở miền Trung sẽ để lại nhiều vấn đề cần giải quyết cho tất cả mọi người từ người dân đến thượng tần cao hơn; tương lai sau này doanh nghiệp FDI hay các doanh nhân sẽ không dám đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp vì không ai dám mạo hiểm với ông trời (thời tiết) không ai có thể thay đổi duyên hợp luật nhân quả được; có câu nói “mưu sự tại Nhân – thành sự tại Thiên” nghe mà não lòng.
Góc nhìn Thuật Số dự đoán thời tiết cực đoan sẽ càng ngày càng xảy ra nhiều vì nhiệt độ ở bề mặt nước biển đang tăng lên, chính nhiệt độ thay đổi này sẽ tạo ra điều kiện cần – đủ để tạo thành bão tố hình thành trên các đại dương; diện tích Việt nam tiếp giáp nhiều với biển thì ảnh hưởng trực diện với bão tố lại càng cao.
Nếu ai nói thiên tai có một phần lỗi do con người do không tin thần thánh tôn giáo thì hoàn toàn không đúng! dù rằng mỗi dân tộc có “cộng nghiệp” riêng, nhưng đồng bào ở miền trung không đáng phải chịu nhiều thiệt hại lớn; rõ ràng nhiệt độ trên trái đất và đại dương tăng cao là do ảnh hưởng chung bởi nhiều nguyên nhân; và tác nhân do con người gây ra trên hành tinh; rừng Amazon bị cháy không thể là “tự nhiên” được; lý do chỉ do con người đốt rừng khai hoang để làm trang trại nông nghiệp – chăn nuôi gia súc lấy thịt phục vụ con người, tất cả những việc này đều là những điều kiện để hình thành duyên hợp hay nhân quả.
Góc nhìn Thuật Số hay nghe câu nói đùa năm Tý/ chuột phá quá gây nên dịch bệnh – thiên tai – thiệt hại kinh tế >< đến năm sau năm Sửu, con trâu sẽ đi cày kéo mọi thứ tốt lên, hy vọng “người ấy” nói đúng. 😛
Kết bài Một cuộc đời trên trái đất A life on Our Planet