Hỏa Phong Đỉnh – Hỏa Thiên Đại Hữu
Trong thuật số, nếu muốn chọn giờ tốt để khởi sự, thì phần lớn người Việt đều lựa chọn ngày tốt, góc nhìn Thuật Số chọn ngày giờ tốt đều dựa vào 64 quẻ của Kinh Dịch để chọn ra khung giờ phù hợp; hiểu được ý nghĩa của 64 quẻ Kinh Dịch theo cách giải nghĩa của thầy Xuân Phong sẽ giúp chúng ta “chiêm nghiệm được phần nào” sự việc diễn biến theo thời gian và có kết quả tốt hay không! Điều quan trọng nhất đó là phải có yếu tố “động tĩnh” xảy ra – giống như câu nói “mưu sự tại nhân – thành sự tại thiên”, lòng người rối bời hoặc đang suy nghĩ chuyện khác thì luận nghĩa quẻ dịch không đúng hoặc phù hợp với phạm vi cần xét. Trên facebook, chúng ta sẽ thấy nhiều nhóm Kinh Dịch Hội luận tất cả sự việc trên đời dù phạm vi của việc cần đoán thì quá rộng! Bài viết nhật kí Hỏa Phong Đỉnh – Hỏa Thiên Đại Hữu ghi lại tâm trạng Xuân Tử Minh trước vẻ đẹp thiên nhiên vùng đất cố đô Huế và cả nhận xét cá nhân về phong thủy – dịch lý.
Góc nhìn Thuật Số gặp tình huống khi đi ngắm Đồi Vọng Cảnh ở Tp Huế với nhóm bạn, thật sự chả có ai rủ cả, nếu không có em X rủ thì chả ai rủ ông thầy vừa xấu vừa chán đi cả 😆 Góc nhìn Thuật Số tin tất cả cuộc gặp gỡ đều là duyên, có câu nói “người buồn cảnh có vui bao giờ”; thật sự rất ít ai đi ngắm phong cảnh đẹp mà tâm trạng buồn. Em X có buồn hôm đó không? 😆
Bạn đọc có thể xem cảnh đẹp của Đồi Vọng Cảnh tại đây
http://visithue.vn/dieu-can-lam/Chi-tiet?pid=1101&cid=187&Doi-Vong-Canh-%E2%80%9Cthanh-dia-song-ao%E2%80%9D-cuc-chat-giua-long-xu-Hue.html
Ấn tượng đầu tiên, phải là quan tâm em X trước chứ; em X chắc chắn quan trọng hơn cảnh đẹp rồi, nhưng em X có tâm trạng không vui; thôi kệ không biết cách nào giúp em X vui hơn thôi thì đành im lặng vậy. Nhớ có bài hát này hợp với hoàn cảnh này, lời bài hát “ngày đó nếu biết quá khó khăn ….”
Chuyến đi thăm Đồi Vọng Cảnh diễn ra khi hoàng hôn – mặt trời gần lặng (pó tay, Life is short – Time is fast); thời gian ngắm cảnh không nhiều – nhưng trước thời khắc ngắn của hoàng hôn, cảnh đẹp của dòng sông – đồi núi hòa hợp quá đẹp và yên bình. Nhiều bài báo nói Đồi Vọng Cảnh từng là nơi các vị vua nhà Nguyễn chọn làm điểm dừng chân nghĩ nghơi và vãn cảnh, Vua chúa đúng là bậc đế vương chỉ chọn cảnh đẹp nhất; nhưng mà bản thân góc nhìn Thuật Số nghĩ lại vua ngắm cảnh chắc chắn đi với phi tần mỹ nữ hoặc hoàng hậu rồi chứ không lẽ đi một mình?
Góc nhìn Thuật Số liền đo đạc phương hướng phong thủy vị trí mà nhóm chọn dừng chân; quá trùng hợp phương hướng là Tọa Đông Bắc hướng Tây Năm chính xác là Tọa Sửu hướng Mùi; trong vận 8 đây là cách cục phong thủy vừa tốt cả nhân đinh lẫn tài phú có ý nghĩa sâu xa ra đó là vợ chồng yêu thương rất bền chặt; và đặc biệt là hướng Tây Nam thiên về nữ quyền nhiều hơn, suy diễn nếu hồi xưa phi tần cũng ngắm cảnh chắc cũng chọn phương hướng nhìn về hướng Tây Nam, ở Đồi Vọng Cảnh thì vị trí nhóm chọn là có tầm nhìn bao quát và đẹp nhất rồi.
Cảnh đẹp, góc nhìn Thuật Số lo nhìn cảnh mà chẳng có dịp nhìn em X, chắc do vị trí ngồi nhưng nhìn em X nhiều thì lại bỏ lỡ cảnh đẹp của hoàng hôn, thời gian không có quá nhiều; mặt trời mà lặn thì hết ngắm cảnh và cũng không thể nào nhìn rõ được em X
Góc nhìn Thuật Số quan sát xung quanh, có khá nhiều cặp trai gái đang check-in và chụp hình :-d nghĩ mà cũng lạ tập trung chụp hình – Tâm chúng ta không thể yên tĩnh để cảm giác không khí hiện tại và cảnh đẹp của hoàng hôn.
Góc nhìn Thuật Số nghĩ tâm mình đang vô tư chắc chắn luận quẻ Kinh Dịch sẽ chính xác, quẻ dịch dịch Hỏa Phong Đỉnh – Hỏa Thiên Đại Hữu được gieo nhờ vào công thức thời gian “động tĩnh hữu thường”, ý nghĩa của Đỉnh là “định dã” tức là mong ước / mục tiêu, nhưng mong ước này đa phần dựa vào ý nguyện và hành động; nghĩa của Đại Hữu là “cả có” là sẽ được, thành hay sự sẽ thành công!
Câu hỏi là góc nhìn Thuật Số thật sự muốn gì trong khung giờ quẻ Đỉnh – Đại Hữu này? Sẽ còn rất lâu nữa mới có thể gặp lại em X ở Đồi Vọng Cảnh, hoặc cả hai không còn đi cùng con đường và cùng mốc thời gian Đỉnh – Đại Hữu.
Kết bài Hỏa Phong Đỉnh – Hỏa Thiên Đại Hữu