Ngày đầu tiên đi làm, ghé tiệm bán bánh mỳ thường hay ăn sáng thì nghe được câu truyện tranh cãi sau:

Cô bán bánh mì nhắn với người đang mua bánh mì rằng nhắc nhở anh nào đó tới trả tiền “nợ” bánh mì của năm cũ số tiền khoảng một trăm ngàn.

Khoảng 10 phút sau thì người kia đến và nói rằng mình đã trả số tiền 100k thiếu rồi, nhưng cô bán bánh mì luôn từ tốn nói là anh kia chưa trả tiền.

Tác giả đang ăn bánh mì,  và “thắc mắc” liệu ai sai ai đúng? Dùng phương pháp Dịch Lý Việt Nam dựa theo thời gian thì tính được quẻ dịch:

Phong Trạch Trung Phu – Sơn Lơi Di – Phong Lôi Ích

Đem ý nghĩ của 03 quẻ dịch trên tượng trưng cho Khởi – Diễn – Kết Thúc thì tác giả phác họa được ý dịch sau:

Khởi đầu quẻ là Trung Phu. Tra cứu nghĩa quẻ dịch tại địa chỉ sau http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_Tr%E1%BA%A1ch_Trung_Phu

nghĩ là Tín Dã hay Trung Thực, quả là huyền cơ sâu sa, nhưng vấn đề là không biết tin ai? Cô bán bánh mì hay người đàn ông đang tranh cãi kia.

Quẻ Di nghĩ là dung dưỡng mềm yếu có thể mang nghĩ mềm yếu hay nhu hòa củng có thể là người ở vai vế chủ và cho người khác thiếu tiền.

Quẻ dịch Ích nghĩa là thêm.

Quan sát bằng mất thì thấy người đàn ông kia chỉ còn một mắt thôi. Quẻ dịch Phong Lôi Ích nghĩa là thêm là nhiều.

Kết luận cá nhân là cô bán bánh mỳ nói anh kia chưa trả tiền là đúng. Qua đó ta thấy cái hay của 64 quẻ dịch và ứng dụng của Dịch Lý Việt Nam. Ý nghĩ là quẽ dịch là “Nên tin tưởng cô bán bánh mì đang ở thế yếu chứ không phải người đàn ông 01 mắt kia”.

Cái hay ở đây là sự việc đang “Động” và trùng hợp với Quẻ Dịch khởi đầu là Phong Trạch Trung Phu.

Bạn có tin sự trùng hợp này không?